Hội thảo tổng kết Dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo thực lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp” do chính phủ Nhật Bản hỗ trợ
Ngày 15 tháng 5 năm 2010, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế đã tổ chức Hôi thảo tổng kết Dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp” do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ.
Hội thảo do TS. Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chủ trì.
Tham dự Hội thảo có:
– Ông SHIMIZU Akira – Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam
– Bà Takashima Kyoko, Cố vấn cao cấp hình thành Dự án, Văn phòng JICA Việt Nam
– Bà Chu Xuân Hoa, Cán bộ chương trình cấp cáo, Văn phòng JICA Việt nam
– Bà Horii Satoko, Cố Vấn trưởng Dự án
– Bà Naomi Amaike, Chuyên gia Điều dưỡng của Dự án
– Ông Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam
– Ban Quản lý Dự án Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp
– Đại diện một số đơn vị Sở Y tế và Bệnh viện tham dự Dự án.
TS. Phạm Văn Tác phát biểu khai mạc Hội thảo
Ông SHIMIZU Akira – Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam
Tại Hội thảo, Ban quản lý dự án đã báo cáo các kết quả đạt được của Dự án trong giai đoạn 2016 – 2020 và đề xuất triển khai các nội dung tiếp theo sau khi dự án kết thúc.
Dự án “Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tốt nghiệp” do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo Quyết định số 2017/QĐ-TTg ngày 14/12/2017 và được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt thực hiện Dự án theo Quyết định số 1984/QĐ-BYT ngày 27/3/2018. Dự án được triển khai từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2020, tại 04 tỉnh (Điện Biên, Vĩnh Phúc, Bình Định, Đồng Nai) và 01 thành phố (Hà Nội).
Dự án đã hoàn thành được mục tiệu “Tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tại 04 tỉnh và 01 thành phố thí điểm, tạo tiền đề cho nhân rộng mô hình ra toàn quốc”.
Một số sản phần chính của dự án:
1. Bộ chương trình và tài liệu đào tạo lâm sang cho điều dưỡng viên mới đã được Bộ Y tế thẩm định và ban hành, gồm: i) Chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới; ii) Chương trình và tài liệu đào tạo người hướng dẫn; iii) Hướng dẫn tổ chức, quản lý đào tạo thực hành lâm sàng.
2. Tổ chức triển khai thí điểm đào tạo tại 04 tỉnh và 01 thành phố tham gia dự án:
– Số lượng người hướng dẫn đã được đào tạo: 1403 người;
– Số lượng Điều dưỡng viên mới đã được đào tạo: 1080 người.
3. Hỗ trợ trang thiết bị cho công tác đào tạo: khoảng 5,3 tỷ đồng.
4. Nâng cao năng lực quản lý đào tạo điều dưỡng viên mới.
5. Một số hoạt động khác
– Hoạt động tư vấn chính sách hỗ trợ Bộ Y tế: Dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi, Dự thảo Nghị định đào tạo chuyên sâu, Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 22/2013/TT-BYT về việc đào tạo liên tục cán bộ y tế
– Xây dựng kế hoạch chiến lược nhân rộng hệ thống đào tạo thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới trên toàn quốc.
– Hỗ trợ tổ chức đào tạo 261 giảng viên các trường Đại học, Cao đẳng khối ngành sức khỏe “Hướng dẫn cơ bản trong phòng, chống dịch COVID-19 cho sinh viện năm cuối”.
Một số hoạt động tiếp tục triển khai sau khi dự án kết thúc:
1. Nhân rộng mô hình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới trên quy mô toàn quốc
2. Rà soát và điều chỉnh các Chương trình đào tạo và tài liệu hướng dẫn tổ chức, quản lý đào tạo trong trường hợp cần thiết
3. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tổ chức đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới.
4. Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực của điều dưỡng viên mới sau khi hoàn thành chương trình đào tạo
Một số hình ảnh tại Hội thảo tổng kết: