Tọa đàm Khoa học “Các đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”

Cập nhật 15/12/2020 | Lúc 9:13:50

Ngày 15/12/2020, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động thương binh xã hội đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học các đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030. Tham dự buổi tọa đàm về phía Bộ Y tế có TS. Phạm Văn Tác – Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; các thành viên của Tiểu ban giáo dục nghề nghiệp; đại diện các Bộ/ Ngành; các đơn vị thuộc Bộ Lao động thương binh xã hội, các đơn vị thuộc Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp; đại diện Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục và Phát triển nhân lực; các Sở Lao động – Thương binh và xã hội và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

TS. Trương Anh Dũng – Tổng Cục trưởng Tổng Cục GDNN

Chiến lược lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đã định hướng sự phát triển của hệ thống dậy nghề, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy nghề. Đến nay bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, đặc biệt cách mạng công nghệ 4.0 đang và sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong mọi hoạt động của đời sống xã hội của toàn nhân loại. Trong bối cảnh đó, cần phải có một chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp mới. 

 

Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 là sự tiếp nối của Chiến lược dậy nghề. Trọng tâm của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 là nâng cao chất lượng và hiệu quả nghề nghiệp, có năng lực thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và thị trường lao động dưới tác động của cách mạng công nghệ 4.0. Để thực thành công chiến lược, cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó có những giải pháp đột phá, tạo bược phát triển mới.

 

TS. Phạm Văn Tác nhấn mạnh Chiến lược phát triển cần gắn chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế

 

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, TS. Phạm Văn Tác nhấn mạnh Chiến lược giáo dục đang đi đúng hướng, tuy nhiên đối với đặc thù riêng, ngành Y đang liên tục đổi mới để phù hợp với thị trường trong nước và gắn với thị trường lao động; Bộ Y tế đã xây dựng các chuẩn năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng chuẩn chương trình, chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngoài ra, Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ xây dựng bộ công cụ độc lập đánh giá dựa trên các chuẩn đó. Góp ý thêm với Chiến lược, TS. Phạm Văn Tác đề nghị  cần tập trung chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đồng bộ với hệ thống giáo dục, phải gắn với thị trường lao động trong nước và quốc tế.  Ngoài ra, Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp cũng cần quan tâm đến đổi mới đội ngũ giảng viên, công tác đào tạo liên tục .

 

Các thành viên Tiểu ban giáo dục nghề nghiệp và đại biểu tại buổi toạ đàm

 

Tại buổi Toạ đàm, các đại biểu cũng đã nghe và thảo luận một số tham luận đề xuất tạo bước đột phá trong chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp 2021 – 2030.